Thấm chân tường là hiện tượng rất dễ gặp ở các ngôi nhà, đặc biệt là vào các mùa mưa bão kéo dài, lượng nước trong đất lớn. Chân tường là nơi tiếp giáp trực tiếp với sàn nhà nên lượng nước trong đất có thể thấm ngược lên chân tường. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà nếu để lâu dài có thể làm thay đổi cấu trúc kỹ thuật. Vậy, làm thế nào để chống thấm chân tường hiệu quả và tác dụng lâu dài?
Nguyên nhân gây thấm chân tường:
Trước khi tìm ra cách chống thấm chân tường hiệu quả thì chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân nào gây nên hiện tượng này để có cách xử lý phù hợp nhất.
Chân tường bị thấm ảnh hưởng thẩm mỹ và cấu trúc ngôi nhà
a. Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân khách quan dẫn đến chân tường bị thấm có thể kể đến như:
Do trời mưa nhiều, lượng nước trong đất lớn. Mà bản chất của vữa xi măng, hồ dầu là hút nước mạnh. Do đó, trong điều kiện nước hoặc hơi ẩm nhiều chúng sẽ hút và đưa 1 phần nước theo mạch lan lên phần tường trên, phần còn lại giữ lại chân tường và gây thấm nước, nấm mốc Chân tường giữa 2 nhà có khoảng cách nhỏ, lượng nước luôn cao nên khả năng bị thấm ngược cũng cao hơn.
Xem thêm: Thợ sửa chữa cải tạo nhà dân dụng Uy Tín ở Hà Nội
b. Nguyên nhân chủ quan:
Những nguyên nhân chủ quan khiến bạn phải chống thấm chân tường đến từ yếu tố con người, cụ thể là kỹ thuật trong khi thi công xây dựng
Quá trình xây dựng phần móng, phần chân tường, người thợ không sử dụng đủ vữa xi măng, gây nên các lỗ rỗng giữa các viên gạch. Đây chính là điều kiện lý tưởng để nước thấm nhanh và thấm sâu vào chân tường.
Không sử dụng phương pháp chống thấm ngay từ đầu.
Bạn đã mắc phải những lỗi nào gây nên hiện tượng thấm ngược chân tường như đã nêu trên? Dù là nguyên nhân nào thì để ngôi nhà bạn trở nên vững chãi và thẩm mỹ bạn cũng nên thực hiện việc sửa chữa và chống thấm chân tường ngay lập tức.
Cách chống thấm chân tường hiệu quả:
Có thể nói, chống thấm chân tường là việc làm quan trọng và cần thiết như chống thấm cho sàn nhà, tường nhà hay trần mái. Và khi thực hiện cũng cần tuân theo quy trình, kỹ thuật nhất định. Thợ Sửa Nhà Hà Nội xin chia sẻ đến bạn cách chống thấm cho chân tường được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả cao hiện nay.
Đục chân tường chống thấm
Bước 1: Đục rãnh trên chân tường, sau đó quét 1 lớp vữa gốc xi măng lên các đường rãnh này. Nhờ sự kích hoạt của nước và hơi ẩm, lớp vữa gốc xi măng này sẽ phát triển ninh kết, làm se khít các khe hở và mao dẫn, ngăn chặn sự thẩm thấu và “lan truyền” của nước.
Bước 2: Trám các đường rãnh đã được đục và quét 1 lớp vữa gốc xi măng bằng hỗn hợp cát, xi măng, phụ gia chống thấm để tăng cường khả năng thẩm thấu của nước.
Trám lớp vữa xi măng tăng cường khả năng chống thấm
Bước 3: Tiếp tục trám hỗn hợp trên lên trực tiếp bề mặt tường gạch với độ dày khoảng 0,5cm. Hãy đảm bảo rằng toàn bộ bề mặt chân tường đều được phủ kín bằng loại vữa này.
Bước 4: Quét thêm 1 lớp vật liệu chống thấm tinh thể nếu muốn hiệu quả chống thấm cao hơn, lâu hơn.
Bước 5: Tô vữa hoàn thiện cho bề mặt chân tường.
Xem thêm: Nguyên Nhân Nhà Bị Thấm Dột Và Cách Khắc Phục Triệt Để
Khi phát hiện ra chân tường bị thấm, bạn nên tiến hành xử lý chống thấm chân tường ngay. Bởi càng để lâu, lượng nước càng thấm ngược lên tường cao hơn gây mất thẩm mỹ cũng như ảnh hưởng kiến trúc của ngôi nhà. Để được tư vấn, xử lý, thi công, hoàn thiện hạng mục này, mời bạn liên hệ với Gọi Thợ để được đội ngũ chuyên gia hỗ trợ tận tình và chính xác nhất. Giá cả hợp lý, đội ngũ thợ chuyên nghiệp, lành nghề, trung thực và lịch sự là những ưu điểm vượt trội bạn có thể tìm thấy tại Thợ sửa nhà Hà Nội.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0379.347.208 – Mr. Thắng (Thợ Xây)
- Email: nhqvietnam@gmail.com
- Website: https://thosuanhagiare.net
- Địa chỉ: Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Chuyên sửa chữa cải tạo nhà ở dân dụng giá rẻ, nhận sửa chữa nền nhà, thợ ốp lát nhân công giá rẻ, thợ xây trát tường, đập phá tường, sửa chữa cơi nới nhà ở dân dụng tại HÀ NỘI