Các bước thi công lát gạch nền đúng kỹ thuật

– Một trong những công việc khá khó khăn và đòi hỏi sự tỉ mỉ cũng như cẩn thận ở những người thợ xây đó là thi công gạch lát nền. Vậy thi công như thế nào là đúng cách và đảm bảo kỹ thuật?

Thi công lát gạch nền đúng kỹ thuật

– Lát gạch nền yêu cầu độ đẹp, độ bằng phẳng, độ bền, độ sáng bóng của nền nhà như nào sẽ phụ thuộc vào cách thi công của thợ lát nền. Sau đây, thosuanhagiare.net sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật cũng như quy trình thi công lát gạch đúng cách.

lát gạch nền như thế nào đúng kỹ thuật?
lát gạch nền như thế nào đúng kỹ thuật?

Cần lưu ý khi thi công gạch nền:

+ Sử dụng gạch, đá lát đúng tiêu chuẩn, quy cách, không bị rạn nứt hay sứt chỗ nào

+ Gạch lát nền, đá lát cần được làm sạch, khô ráo, không bị lẫn các tạp chất hay vôi, vữa trước khi thi công.

+ Đổ bê tông (không cần cốt thép) và thấp hơn so với cốt 0-0 từ 3 đến 5cm là tốt nhất tránh sau này nền nhà cao hơn ảnh hưởng nhiều hạ mục như cửa và phong thủy gia chủ chọn (đối với sàn chưa có có bê tông).

+ Cần đầm nền để được một cốt nền tương đối phẳng và không bị sụt lún, tạo độ chắc chắn có thể đi lại trên gạch, đá lát.

+ Vệ sinh sạch sẽ và tạo độ ẩm cho mặt sàn bê tông (đối với sàn đã lát gạch men cần tạo độ nhám cho mặt sàn) trước khi cán vữa để lát gạch.

+ Định vị mặt sàn theo cốt 0-0 là phẳng thăng bằng hay phẳng dốc (tùy vị trí lát nền)

+ Cán vữa trộn xi măng và cát đen theo tiêu chuẩn mác vữa sao cho bề mặt nền thật phẳng không lồi lõm. Lưu ý trộn vữa không quá nát cũng không quá khô tránh vì quá nát sẽ khiến nền bị co ngót không đều tạo bề mặt không phẳng khi vữa khô còn nếu quá khô sẽ khiến lớp vữa cán xốp gạch sau khi lát nền dễ bị ộp.

Quy trình thi công gạch lát nền

1. Tạo lớp nền cơ sở:  nền đầm chặt bền vững chịu tải được áp lực đi lại trên nền mặt gạch theo như dự định.

Cán vữa nền lấy độ phẳng
Cán vữa nền lấy độ phẳng (ảnh minh họa)

– Dùng ống nước tiô căng dây lấy cốt và tạo độ dốc.

– Trộn lớp vữa lót xi măng cát xây mác 50, 75, cho nước vào để ngấm dần, vữa khô vừa phải không bị nhão.

– Rải lớp vữa lót đã trộn đều, không đổ đè lên các mốc lấy cốt.

– Dùng thước gạt phẳng tạo độ dốc theo các mốc đã lấy cốt, chiều dầy lớp vữa lót từ 2 đến 3cm .

2. Dựa theo mẫu thiết kế để xác định điểm bắt đầu lát, có thể lát thẳng hàng……

Các bước thi công lát gạch nền đúng kỹ thuật 2

– Căng dây tạo đường thẳng, lát từ trái sang phải, từ trong ra ngoài.

– Rải lớp nước xi măng lót trước khi lát nhằm tạo độ bám dính giữa viên gạch và lớp lót nền.

– Đặt viên gạch theo cùng chiều gân mặt dưới lên lớp vữa lót. Mạch vữa giữa các viên tuỳ thuộc vào kích thước từng loại sản phẩm:

– Dùng búa cao su điều chỉnh viên gạch và dập nhẹ vào giữa viên gạch tạo độ dính chặt giữa gạch và lớp vữa lót nền.

3. Trít mạch:

Nền sau khi lát ít nhất khoảng 3 giờ khi đó viên gạch đã bám dính chặt với nền sẽ tiến hành trít mạch.

Trít mạch gạch bằng xi măng trắng hoặc đen
Trít mạch gạch bằng xi măng trắng hoặc đen

– Trộn vữa xi măng trít mạch: lấy1 phần cát mịn và một phần xi măng (tỷ lệ 1:1) trộn đều, chế nước từ từ, đảo trộn đạt độ nhão vừa phải. Xi măng trắng và bột màu, nước than có thể được sử dụng để thay đổi màu mạch vữa, các viên gạch cắt theo yêu cầu, khác màu, lát đan xen trang trí làm tăng hiệu quả thẩm mỹ của bề mặt mạch vữa và nền gạch lát.

– Dùng bay có mũi nhọn đưa lượng vữa vừa đủ vào gọn mạch cần trít

– Dùng bay hớt lượng vữa thừa, không để vữa tràn, rơi vãi và bám vào mặt sản phẩm.

– Vê đường mạch vữa gọn có thể vê tròn hoặc miết phẳng, tạo độ bóng cho mạch vữa

4. Làm sạch nền sau khi lát:

– Quá trình làm sạch là khâu quan trọng nhất để hoàn thiện nền nhà tạo màu sắc tự nhiên của sản phẩm.

– Mạch vữa sau khi trít khoảng 24 đến 36h tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết khi đó mạch vữa đã khô cứng tiến hành lau sạch các vết vữa còn bám trên cạnh sản phẩm để làm sạch và gọn mạch vữa.

Lau sạch mạch sau khi trít xi măng và để khô
Lau sạch mạch sau khi trít xi măng và để khô

– Xả nước vào nền nhà, dùng giẻ lau sạch các vết vữa bám trên mặt và phần vữa bám tràn trên cạnh gạch lát nền.

+ Sản phẩm đã được sử lý một lớp chất chống thấm nên trong khoảng thời gian từ 24 đến 36h vữa chưa bám chặt vào mặt sản phẩm, khi dùng giẻ sạch và nước lau vết vữa sẽ bong khỏi mặt sản phẩm.

– Dùng trang đẩy phần nước kéo theo phần vữa bong ra trong quá trình làm sạch.

+ Không làm sạch nền quá sớm hoặc quá muộn so với khoảng thời gian nêu trên vì nếu quá sớm mạch vữa chưa đủ độ liên kết sẽ bị bong còn nếu quá muộn vữa xi măng đông kết cứng rất khó cho việc làm sạch.

+ Tuyệt đối không sử dụng các loại hoá chất để tẩy và làm sạch sản phẩm.

+ Sử dụng nước sạch, giẻ giặt sạch để lau rửa hàng ngày, tuyệt đối không dùng nước bẩn và giẻ bẩn.

Xem thêm:

Yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ:

+ Gạch lát xong gõ không nghe tiếng ỘP ở giữa thân gạch, mạch nhỏ và đều.

+ Hoa văn xếp phải đúng mẫu, các vết cắt phải vào khu vực khuất (độ thẩm mỹ còn phụ thuộc về chất lượng gạch).

+ Tất cả các viên gạch có chung mặt phẳng, mạch đều, không được lồi lõm

Liên hệ với chúng tôi:

  • Hotline: 0379.347.208Mr. Thắng (Thợ Xây)
  • Email: nhqvietnam@gmail.com
  • Website:
  • Địa chỉ: Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội VN 11913
  • Chuyên sửa chữa cải tạo nhà ở dân dụng giá rẻ, nhận sửa chữa nền nhà, thợ ốp lát nhân công giá rẻ, thợ xây trát tường, đập phá tường, sửa chữa cơi nới nhà ở dân dụng tại HÀ NỘI
9.1/10 - (7 bình chọn)
Từ khóa tìm kiếm:
  • cach lot gach san nha
  • gach xây trang tri băt mach
  • kỷ thuật đổ bê tông nhà cấp 4
  • cach lat gach hoa
  • cach lat nen cung
  • cach lot gach sau nha