1. Hiện tượng gạch bị bong và rộp gạch
Mặt sàn gạch xuất hiện một vài hư hỏng : – Sàn nhận biến dạng và chuyển vị, tạo ra sự thay đổi tương đối chiều dài các thớ lớp của sàn, toàn bộ sàn bị võng xuống, tuy cả hệ thống vẫn làm việc trong trạng thái đàn -dẻo, nhưng đã gây mất mỹ quan và đã gây khó khăn cho người sử dụng.- Các thớ lớp của sàn gạch bị bong tróc khỏi nhau ở 1 vài vị trí, theo 1 hoặc cả 2 mặt liên kết (giữa gạch với vữa dán và giữa vữa dán với kết cấu sàn)Khi đó, sự chuyển vị tương đối giữa các thớ lớp của sàn có thể theo nhiều mức khác nhau : từ mức chỉ gây sự bong tróc nhẹ (theo phương thẳng đứng, giữa chúng không cókhoảng trống tách biệt – các thớ lớp vẫn áp sát nhau); đến mức làm cho các viên gạch đã bong tróc bị kênh gồ lên theo dạng mái nhọn hoặc chờm đè mép lên nhau.- Từ mất mỹ quan , gây khó khăn cho người đi lại và có thể đến một lúc nào đó gây mất khả năng làm việc của sàn nhà , thậm chí gây sự cố đổ sập sàn một cách bất thường
2. Nguyên nhân gạch bong và rộp
– Lỗi sử dụng : Trong quá trình sử dụng, sàn nhà chịu những xung động cộng hưởng với dao động riêng của 1 thớ lớp nào đó của sàn nhà, gây ra sự bong tróc giữa chúng.- Lỗi thiết kế và giám sát : Vữa dán có chất lượng chưa phù hợp với 1 hoặc cả 2 bề mặt cần dán đó , có thể hoàn toàn do thiết kế chưa phù hợp; nhưng cũng có thể do quá trìnhchế tạo vữa chưa thích hợp, nhưng chưa được giám sát phát hiện ra hoặc không ó biện pháp kiểm định phù hợp nên vẫn xác nhận đủ chất lượng thiết kế.- Lỗi thi công và giám sát : Chưa làm sạch các bề mặt cần dán, hoặc khi dán gây tụ khí áp sát 1 hoặc cả 2 bề mặt cần dán (gạch và vữa hoặc kết cấu sàn và vữa), nhưng ngườigiám sát không phát hiện ra hoặc không có biện pháp kiểm định phù hợp nên vẫn xác nhận đủ chất lượng thiết kế.- Lỗi thiết kế hoạch thi công và giám sát (liên kết và định vị các biên chưa phù hợp, thiếu cốt thép, cốt thép đặt sai, độ dầy kết cấu chưa đủ, vật liệu kém chất lượng, cấu trúc lớplót kém chất lượng…) làm cho kết cấu sàn không đủ độ cứng vững : Trong quá trình sử dụng mặt sàn đã lát gạch, kết cấu sàn nhận chuyển vị thẳng đứng làm cho chiều dàicác cung trong trở thành ngắn hơn chiều dài các cung ngoài, đặc biệt khoảng cách giữa các biên giới hạn mỗi cung (chiều dài dây cung) trở thành ngắn nhất. Khi đó, thớ lớpnằm theo cung ngoài sẽ xuất hiện ứng xuất kéo dọc thớ; còn thớ lớp nằm theo cung trong sẽ xuất hiện ứng suất nén dọc thớ.2.1. Những vị trí thớ lớp gạch lát nằm theo cung ngoài chúng vừa chịu kéo dọc thớ, vừa bị trượt tương đối với thớ lớp vữa dán. Những vị trí có độ tăng chiều dài quá giới hạn,hoặc là những mạch vữa giữa các viên gạch có độ liên kết kém sẽ bị tách ra, hoặc là những viên gạch có độ bền kéo kém sẽ bị đứt ra, mặt sàn chưa có những chỗ gồ đội lênbất thường (theo phương thẳng đứng, các thớ lớp vẫn áp sát nhau, thậm chí vẫn còn một số chỗ bám dính lấy nhau).2.2. Những vị trí thớ lớp gạch lát nằm theo cung trong, chúng vừa chịu nén dọc thớ, vừa bị trượt tương đối với thớ lớp vữa dán. Trong khi các viên gạch nằm thớ trong có tổngkích thước không giảm, cho nên có thể xảy ra 1 hoặc tổ hợp 1 vài hiện tượng sau :- Bước đầu giữa kết cấu sàn, lớp vữa dán và lớp gạch lát có sự trượt tương đối với nhau, làm cho các viên gạch và các mạch vữa giữa chúng bị ép lại, làm cho cả ứng lực nénthớ lớp gạch láttheo phương song song với thớ này và ứng lực kéo tách chúng theo phương vuông góc với mặt sàn đều tăng dần lên.- Khi các ứng lực này chưa vượt quá khả năng đàn hồi tương ứng của vật liệu cơ hệ ổn định.- Khi lực gây trượt và lực kéo tách ở đây vượt quá khả năng mang tải tương ứng của vật liệu, 1 hoặc tất cả các mặt liên kết giữa các lớp này bị bong dần ra.Sau 1 khoảng thời gian cùng bị võng khi tổng kích thước các viên gach và mạch vữa còn lại, bằng chiều dài thớ cong tương ứng, mặt sàn gạch dần dần sẽ bị cập kênh và táchrời nhau ra.+ Trường hợp, các viên gạch không đủ khả năng chịu nén ép, chúng sẽ bị bong vỡ.+ Trường hợp, các viên gạch đủ khả năng chịu nén ép, còn các mạch vữa giữa chúng không đủ khả năng chịu nén ép, nếu kết cấu sàn bị võng tiếp, đến khi tổng kích thước đólớn hơn chiều dài dây cung, 1 số viên gạch sau khi bị bong và tách rời nhau ra, sẽ dần dần bị dồn gồ đội lên, ban đầu là theo dạng mái nhọn, rồi tiếp theo là theo dạng chờmđè mép lên nhau.
3 . Biện pháp xử lý nền gạch bị rộp bong tróc
Để đề phòng những hư hỏng gạch bị rộp bong tróc và đảm bảo cho sàn nhà đạt tính bền vững, cần chú ý đồng bộ các vấn đề sau :- Thiết kế kết cấu chịu lực chính đủ độ cứng vững.- Kiểm tra chặt chẽ cả chất lượng, số lượng, sự bố trí và cách liên kết cốt thép.- Kiểm tra chặt chẽ cả chất lượng, số lượng bê tông cùng với quy trình và thời gian đầm lèn.- Nên sử dụng vật liệu lát mặt sàn có tính đàn dẻo cao (gỗ tự nhiên, gỗ nhân tạo…).- Nếu lát sàn bằng gạch có độ bền cao, nên tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu co dãn của mặt sàn bằng 1 biện pháp nào đó :+ Để khe co dãn giữa các viên gạch thông qua các mạch vữa ngang đủ lớn, với mật độ thấp và hơi loãng (có thể chỉ là nước xi măng trào lên).+ Lát “vảy rồng” (bằng mảnh gạch vụn) tại những chỗ có chiều rộng nhỏ hơn viên gạch để tăng tổng chiều rộng các mạch vữa lên.+ Vữa dán gạch chỉ trộn với lượng nước tối thiểu và chỉ nên lau ướt viên gạch ngay trước khi đặt lên vữa dán./.Nếu bạn lát lại nền mới thì mạch có thể để trống, nếu vẫn lát lại như thế chắc chắn sẽ bị lại hoặc chia nhở khu lát gạch ra khoảng 10m2 làm 1 khu để trống mạch quanh khuđó. Nếu cải tạo nền nhà dùng biện pháp cắt gạch tại vị trí mạch bị phồng.
Liên hệ với chúng tôi:
- Hotline: 0379.347.208 – Mr. Thắng (Thợ Xây)
- Email: nhqvietnam@gmail.com
- Website: https://thosuanhagiare.net
- Địa chỉ: Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Chuyên sửa chữa cải tạo nhà ở dân dụng giá rẻ, nhận sửa chữa nền nhà, thợ ốp lát nhân công giá rẻ, thợ xây trát tường, đập phá tường, sửa chữa cơi nới nhà ở dân dụng tại HÀ NỘI
- https://thosuanhagiare net/xu-ly-nen-gach-bi-phong-rop/